KhanhlyMinori

Time waits for no one...

  • Về Ly
  • HỌC TIẾNG NHẬT
    • Ngữ pháp tiếng Nhật
      • Tổng hợp ngữ pháp N1
      • Ngữ pháp N2
      • Ngữ pháp N3
      • Ngữ pháp N4
      • Ngữ pháp N5
      • Ngữ pháp N0
    • Từ vựng tiếng Nhật
    • Các TIPS học tiếng Nhật
      • Phân biệt từ vựng, ngữ pháp giống nhau
      • Những diễn đạt khó trong TN
    • Luyện dịch tiếng Nhật
    • 1001 chuyện về tiếng Nhật
  • Cuộc sống
    • Cuộc sống ở Nhật
    • Chuyện học tập
    • Chuyện đi làm
    • Chuyện tình cảm
  • Review sách
    • Review sách, tiểu thuyết, truyện
    • Review sách tiếng Nhật
  • Blogs
  • Góc bạn đọc

Tháng Chạp (tháng 12) tiếng Nhật là gì?

12.03.2022 by Khanh Ly // Leave a Comment

Tháng Chạp (tháng 12) tiếng Nhật là gì?

 

Mình học được từ vựng “Tháng Chạp” này một cách rất tình cờ. Kể là, tháng 12 năm 2022 là tháng cuối mình đi làm ở Nhật trước khi về Việt Nam, hôm đó đang đi làm trên công ty, bác đồng nghiệp mình rất thân có nói rằng:

“速いね、もう12月になったか。リーさんがもうすぐ帰るね。” (Nhanh nhở, đã tháng 12 rồi đấy. Thế là Ly sắp về rồi nhở”.

Lược bỏ một số đoạn buồn bã, sướt mướt, bịn rịn, sau đó để xoá đi không khí ấy bác đã hỏi mình.

“12月は日本人なんと呼ぶか、知っている?” (Thế Ly có biết người Nhật gọi tháng 12 là gì không?)

Ồ tất nhiên là mình không có biết.

Thấy vậy, bác liền viết lên bảng 2 chữ: 師走 . Rồi đố mình cách đọc.

Và, mình cũng không có biết đọc sao luôn, chỉ biết mặt chữ Hán 師 trong 教師 (きょうし – giáo viên), 走 trong 走る(はしる – chạy), nên mạnh dạn ghép 2 âm On vào thôi: “Chắc từ này đọc là しそう hả bác?”. Và tui nhận được một cái lắc đầu rất nhiệt tình luôn!

Những nét chữ rất đẹp của bác một lần nữa lại hiện lên chiếc bảng trắng.

Hoá ra, cách đọc 師走 là しわす – Tháng Chạp. 

Bác còn giải thích tại sao Tháng 12 lại dùng 2 chữ Hán đó, cộng thêm về nhà mình tra kĩ hơn, lý do như sau: 

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của chữ Hán này, nhưng một trong những giả thuyết được nhiều người biết đến nhất, chính là: Từ xa xưa cứ đến tháng 12 các nhà sư (僧侶 – そうりょ) vô cùng bận rộn vì phải đi khắp nơi từ Đông sang Tây (東西に忙しく走り回る – とうざいにいそがしくはしりまわる) để tụng kinh. 師 ở đây có nghĩa là 師僧(しそう-Nhà sư)hoặc 師匠(ししょう-Sư phụ/Bậc thầy). Từ đó 師走 được ra đời như vậy. 

Quả nhiên học tiếng Nhật kiểu áp dụng vào thực tế như thế này rất dễ nhớ nhỉ! 

Mong rằng qua câu chuyện này, mọi người có thể từng chút một tăng vốn từ vựng tiếng Nhật của mình nhé! 

Cảm ơn các bạn đã học cùng mình ngày hôm nay ???

>>> Mọi người có thể tham khảo thêm bài viết về Từ vựng tiếng Nhật như này ở ĐÂY
>>> Bài học về Ngữ pháp tiếng Nhật tại ĐÂY

 

Categories // Từ vựng tiếng Nhật Tags // từ vựng tiếng Nhật

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khanhlyminori là nơi mình sống “chậm hơn”, là nơi lưu giữ toàn bộ những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc đời của mình (chuyện học, chuyện sống, sự vực dậy…). Qua đó, mình muốn chia sẻ, kết nối những tâm hồn đồng điệu với nhau.

Mình bắt đầu viết blog năm 21 tuổi, cho đến “Ly của hiện tại”!

Tìm Kiếm

Bài Viết Mới Nhất

  • Học tiếng Nhật qua bài hát “Spinning Globe”- OST “Thiếu niên và Chim Diệc” 12/20/2023
  • Bài học về sự “chấp nhận” 03/13/2023
  • NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT N1 ~に越したことはない 01/02/2023
  • Ngữ pháp tiếng Nhật N1 いずれにしても/いずれにしろ/いずれにせよ/どっちみち 01/02/2023
  • Luyện dịch báo tiếng Nhật (P1) 12/30/2022

WEBSITE BUILT WITH WORDPRESS.COM.